Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,039,935
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

Nguyễn Hữu Minh, Trần Quý Long

Yếu tố văn hóa truyền thống và duy lý đối với sự hỗ trợ của con cái cho cha mẹ cao tuổi trong công việc gia đình ở Việt Nam

Traditional Cultural and Rational Factors in Children’s Housework Support for Elderly Parents in Vietnam

Nghiên cứu Gia đình & Giới

2022

02

1859-1361

Phân tích các chiều cạnh văn hóa truyền thống và duy lý trong sự hỗ trợ công việc gia đình (được hiểu gồm việc nhà và sản xuất, kinh doanh hộ gia đình) của con cái cho cha mẹ. Số liệu phân tích từ Khảo sát sức khoẻ người cao tuổi tiến hành năm 2018 ở Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Bình, với 8.106 trường hợp. Yếu tố văn hóa truyền thống được đo lường thông qua các biến số về tuổi, sức khoẻ, mức sống và tình trạng song toàn của cha mẹ; giới tính và học vấn của con. Chiều cạnh duy lý được thể hiện thông qua các biến số về tuổi con, vị trí nơi con sống so với nơi ở của cha mẹ và mức độ cha mẹ giúp con cái công việc gia đình. Phương pháp phân tích hai biến và đa biến được sử dụng. Kết quả phân tích cho thấy sau khi kết hôn và sống riêng, con cái vẫn có trách nhiệm quan tâm, hỗ trợ cha mẹ trong các công việc gia đình. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ của con cái đối với cha mẹ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, trong điều kiện của xã hội phát triển, các khuôn mẫu truyền thống về việc chăm sóc cha mẹ được bảo lưu một cách linh hoạt. Yếu tố khoảng cách giữa nơi con sống và nơi ở của cha mẹ có vai trò quan trọng. Đồng thời, kết quả phân tích gợi ra rằng tác động của các yếu tố văn hóa truyền thống và duy lý không phải diễn ra hoàn toàn độc lập mà có sự hòa quyện với nhau trong mối quan hệ trợ giúp của con cái đối với cha mẹ. Một số lưu ý cho các phân tích tiếp theo cũng đã được gợi ra trong bài viết.

The article analyzes the traditional cultural and rational dimensions in children's supporting household chores for their elderly parents (including housework and household’s business/productive activities). The data is from the Elderly Health Survey conducted in 2018 in Hanoi, Ninh Binh and Quang Binh, with 8,106 analytical cases. Traditional cultural factors are measured by the variables of age, health, living standard and living status of parents; child's sex and education. The rational dimension is expressed by the variables of the child's age, the location where the child lives relative to where the parents live, and the extent to which parents help their children with household chores. Bivariate ard multivariate analyses were used. The analysis results show that after getting married and living separately, children still have the responsibility to care and support their parents in household chores. However, the extent to which children support their parents varies depending on the particular circumstances. In other words, in the conditions of developed society, traditional pattern of taking care for parents are preserved flexibly. The distance between children and their parent’s residences plays an important role. At the same time, the analysis results suggest that the effects of traditional cultural and rational factors do not occur independently but are intertwined in the child's supportive relationship with their parents. Some notes for the subsequent analysis were also suggested in the article.

TTKHCNQG, CVv 237