
- Tổ chức xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000: 2000 tại Công ty chè Mộc Châu
- Nghiên cứu hiệu quả bài thuốc độc hoạt tang ký sinh hoàn kết hợp cấy chỉ đối với bệnh nhân đau thần kinh tọa mạn tính do thoái hóa cột sống thắt lưng
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xay dựng mô hình thâm canh tổng hợp phát triển khoai môn tại huyện Tràng Định theo hướng sản xuất hàng hóa
- ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong chẩn đoán chính xác và điều trị một số bệnh tim bẩm sinh thường gặp-Các phác đồ và quy trình rút ra từ nghiên cứu
- Nghiên cứu sản xuất và chuẩn hoá các sản phẩm huyết tương đạt tiêu chuẩn quốc tế dùng cho điều trị
- Nghiên cứu bảo tồn cây ba kích (Morinda officinalisFC How) thông đất (Huperzia serrata) và phát triển vùng nguyên liệu chế biến một số sản phẩm từ Ba kích
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu và dụng cụ lọc nước cho sinh hoạt
- Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
- Nghiên cứu thiết kế và áp dụng ngư cụ chọn lọc cho một số loại nghề khai thác hải sản-Kết quả thử nghiệm thiết bị thoát cá con cho nghề lưới kéo đơn tại vùng biển Vũng Tàu (năm 2004)
- Nghiên cứu ứng dụng và xây dựng quy trình sản xuất tinh gọn cho doanh nghiệp may áp dụng tại Xí nghiệp 123 Công ty Cổ phần may Hữu Nghị



- Kết quả thực hiện nhiệm vụ
94/08/2022/ĐK-KQKHCN
Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu đất sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
UBND Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh/ Thành phố
TS. TRẦN XUÂN BIÊN
ThS. Nguyễn Ngọc Hồng (Thư ký), TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2)(1), TS. Khương Mạnh Hà, TS. Nguyễn Tiến Thành, TS. Trần Xuân Miễn, TS. Nguyễn Quốc Phi, TS. Nguyễn Hoàng Đan, ThS. Nguyễn Thị Hằng, ThS. Đỗ Tiến Thuấn.
Khoa học nông nghiệp
01/10/2018
01/04/2022
2021
Hà Nội
201
Đắk Lắk có diện tích đất nông nghiệp là 1.152.324ha (chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên). Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 627.355,10 ha (chiếm 48,15% tổng diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 520.375ha (chiếm 39,94% tổng diện tích tự nhiên) và nuôi trồng thuỷ sản 4.470ha (0,34% tổng diện tích tự nhiên, cao hơn vùng 0,15%). Trong giai đoạn 2010-2018, diện tích thuộc nhóm đất nông nghiệp tăng 20.301ha (đất sản xuất nông nghiệp tăng 97.375). Sử dụng đất nông nghiệp bị tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng như khu vực Tây Nguyên nói chung. Sự gia tăng lượng mưa, xuất hiện các trận mưa lớn, tăng nhiệt độ, số ngày nắng nóng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây hàng năm cũng như rau màu hoặc ảnh hưởng gián tiếp đến sử dụng đất như xói mòn đất, khô hạn, lũ quét, suy giảm độ phì, gia tăng kết von đá ong trong đất.
Các kịch bản phát thải khí nhà kính, gồm: mức thấp (B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1FI), trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho các Bộ, ngành và địa phương sử dụng làm định hướng ban đầu cho các quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn; để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Đắk Lắk có mức tăng phổ biến từ 0,4÷1,20C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 0,9÷2,00C. Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ, nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Đắk Lắk có mức tăng phổ biến từ 0,6÷1,20C. Vào giữa thế kỷ, mức tăng từ 1,3÷2,60C. Dựa trên mô hình kịch bản BĐKH nghiên cứu đã dự báo mức độ tác động của khô hạn và xói mòn đến sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk.
Nghiên cứu đã chọn ra 03 tiểu vùng sinh thái để đánh giá hiệu quả sản xuất của một số mô hình nông nghiệp điển hình theo 03 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Kết quả cho thấy cả 03 tiêu chí đều cho hiệu quả từ cao đến rất cao.
Nghiên cứu đã tiến hành phúc tra 1.275.797ha (chiếm 97,91% tổng diện tích tự nhiên), xây dựng được 8 bản đồ đơn tính (loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc, độ chua của đất, chất hữu cơ tổng số, dung tích hấp thu, lượng mưa trung bình năm). Các bản đồ chỉ tiêu đánh giá được chồng xếp bằng phần mềm ArcGIS xác định được 231 đơn vị đất đai và trên cơ sở đó đánh giá mức độ thích hợp cho một số loại hình sử dụng chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trên cơ sở nghiên cứu định hướng phát triển nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến 2020 và tầm nhìn 2030 do UBND tỉnh Đắk Lắk công bố; phân tích cơ cấu sử dụng đất hiện trạng; kết quả đánh giá tiềm năng thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình và phân tích hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính của tỉnh Đắk Lắk, nghiên cứu đã lựa chọn cơ cấu cây trồng chính cho phát triển nông nghiệp là cây lúa, cây rau màu, cây lâu năm và cây ăn quả.
Đất trồng lúa tổng diện tích đề xuất chuyển đổi là 7.008,7ha; Đất trồng cây hàng năm, tổng diện tích đề xuất chuyển đổi 11.303ha; Đất trồng cây lâu năm, diện tích đề xuất sử dụng cho một số loại cây trồng chủ đạo như sau: Giảm dần diện tích cây cà phê xuống còn 180.000ha; Cây điều định hướng sử dụng đất là 21.500ha; Cây cao su giữ ổn định 40.000 ha; Cây ăn quả đến năm 2035, toàn tỉnh có khoảng 30.000 ha cây ăn quả. Trong đó, cây bơ 6.000 ha (3.000ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao), chiếm 20%; sầu riêng 9.000 ha, chiếm 30%; nhóm cây có múi chiếm 24%; nhãn, vải, chôm chôm 16%; chuối, xoài, mãng cầu và cây ăn quả khác 10%.
Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp nghiên cứu đã đưa ra được một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu như: Giải pháp về chống khô hạn, xói mòn...
Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
ĐL40-2022-008