Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  21,509,339
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

Công nghệ gen; nhân dòng vật nuôi;

Văn Ngọc Phong, Nguyễn Hữu Văn(1), Lê Đình Phùng, Dương Thanh Hải, Nguyễn Thị Mùi, Trần Ngọc Long

Ảnh hưởng của tỷ lệ trống mái đến năng suất sinh sản của chim cút giống nuôi tại thừa thiên huế

Effects of mating ratios on reproduction performance of breeding quails in Thua Thien Hue province

Khoa học kỹ thuật chăn nuôi

2021

263

58-63

2615-9902

Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ trống mái đến năng suất sinh sản của chim cút giống đẻ trứng nuôi tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu được tiến hành trên 170 chim cút Nhật Bản (Coturnix japonica) (40 trống và 130 mái) từ 1 đến 8 tháng tuổi. Chim cút được nuôi trong chuồng lồng inox từ 35 ngày tuổi (mật độ trung bình 115-116 cm2/con) với các tỷ lệ trống mái lần lượt là 12,5; 13; 13,5 và 14. Chim cút được cho ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho cút đẻ của công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác về năng suất trứng, hệ số chuyển hoá thức ăn-FCR/10 quả trứng, tỷ lệ dập vỡ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ ấp nở và khối lượng chim con giữa các đàn có tỷ lệ ghép đôi trống mái khác nhau (P>0,05). Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ tăng dần và đạt đỉnh sau 3 tháng đẻ trứng (26,6-27,3 quả/mái/tháng ứng với tỷ lệ đẻ 88,7-91,1%), sau đó có xu hướng giảm dần. Khối lượng trứng trung bình đạt 10,6 đến 11,1 g/quả với tỷ lệ trứng dập vỡ xấp xỉ 1%. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở lần lượt là 80,1-90,1% và 78,0-86,7%. Khối lượng chim con nở ra đạt 7,55-7,95 g/con. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng trung bình là 0,41-0,44 kg thức ăn. Trong chăn nuôi chim cút đẻ trứng giống, có thể sử dụng cả 4 tỷ lệ ghép đôi trên, tuy nhiên tỷ lệ ghép đôi trống mái 13,5 và 14 cho xu hướng FCR/10 quả trứng thấp hơn 2 tỷ lệ còn lại.

The aim of this study was to examine effects of mating ratios (malefemale) on reproduction performance of breeding quails in Thua Thien Hue province. A total number of 170 quails (Coturnix japonica) (40 males and 130 females) at 4 weeks of age were divided into four treatments having malefemale mating ratios of 12.5, 13, 13.5 and 14, respectively. All birds were randomly divided into inox cage types at 35 days age and fed commercial feed for layers. Results showed that male and female ratios had no significant effects on egg production, FCR per 10 eggs, broken rate, fertility rate, hatchability rate and chick weight at hatch (P>0.05). Egg production and laying percentage increased to peak after 3 months laying (26.6-27.3 egg/quail/month and 88.7-91.1%, respectively). Average egg weight was 10.61-10.05g. Fertility and hatchability rate were 80.1-90.1 and 78.0-86.7%, respectively. Chick hatching weight was 7.55-7.95 g. Feed conversion ratio was 0.41-0.44kg feed/10 eggs. For breeding quails, all four mating ratios above can be used, but the male female mating ratios of 13.5 and 14 gave the trend of FCR per 10 eggs lower than others.

TTKHCNQG, CVv 345