Lọc theo danh mục
  • Năm xuất bản
    Xem thêm
  • Lĩnh vực
liên kết website
Lượt truy cập
 Lượt truy cập :  19,047,650
  • Công bố khoa học và công nghệ Việt Nam

04

Xã hội học chuyên đề; Khoa học về giới và phụ nữ; Các vấn đề xã hội Nghiên cứu gia đình và xã hội; Công tác xã hội

BB

Trần Hồng Thu

Xây dựng quê hương Việt Nam: Sự tham gia của người Hmông ở cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang vào thực hiện các chính sách của Nhà nước

Hmong participation in State policy implementation in Dong Van Stone Plateau, Ha Giang province

Tạp chí Dân tộc học

2023

Số 1

59-72

0866-7632

Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là một trong những địa điểm đầu tiên người Hmông di cư vào Việt Nam. Đây là nơi có đông người Hmông cư trú và lưu giữ nhiều yếu tố văn hóa truyền thống tộc người. Trong quá trình sinh sống tại cao nguyên đá Đồng Văn, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1945, người Hmông nơi đây đã trở thành công dân của nước Việt Nam, góp phần xây dựng vùng đất này thành quê hương của người Hmông thông qua việc thực hiện các chính sách phát triển của chính phủ Việt Nam. Nội dung bài viết phản ánh sự tham gia của người Hmông trên cao nguyên đá Đồng Văn trong thực hiện một số chính sách như: xây dựng đường giao thông, xóa bỏ cây thuốc phiện, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế dựa trên du lịch di sản. Kết quả cho thấy, người Hmông có thái độ trái chiều về các chính sách phát triển của nhà nước, một bộ phận tích cực ủng hộ trong khi một số khác còn nhiều trăn trở. Sự tham gia của người Hmông vào các chương trình, chính sách của nhà nước vừa mang lại ý nghĩa cho các dự án của nhà nước, đồng thời mang lại lợi ích cho chính họ. Người Hmông được hưởng những quyền lợi nhất định với tư cách là người thụ hưởng, nhóm trung gian, sử dụng các chương trình của nhà nước để bổ sung cho sinh kế truyền thống của họ và tham gia vào các hoạt động xã hội có ý nghĩa.

Dong Van Stone Plateau, Ha Giang Province was one of the first places where the Hmong migrated in Vietnam. As a large number of Hmong people reside in the area, elements of their traditional culture have been preserved. In the process of living in Dong Van Stone Plateau, along with the birth of the Democratic Republic of Vietnam in 1945, Hmong residents of Dong Van became citizens of Vietnam and contributed to making this locality into the homeland of the Hmong through their participation in the implementation of the Vietnamese government’s development policies. This article reflects the participation of the Hmong people of Dong Van Plateau in implementing a number of policies, including road construction, opium eradication, poverty alleviation and economic development based on heritage tourism. The results show that the Hmong had mixed attitudes toward the state's development policies; some were actively supportive, while others still had many concerns. The participation of the Hmong in state programs and policies not only brought meaning to state projects but also benefited them. The Hmong enjoyed certain rights as an intermediary group, utilizing state programs to supplement their traditional livelihoods and participate in meaningful social activities.

TTKHCNQG, CVv 208